Tình hình xi măng có dấu hiệu chuyển biến tích cực

Tình hình xi măng có dấu hiệu tích cực trong năm 2024 tuy thời gian hồi phục khá chậm. Nguyên nhân dẫn đến việc hồi phục chậm là do hoạt động xây dựng nhà ở, phân khúc tiêu thụ chính của xi măng Việt Nam với sản lượng tiêu thụ lên đến 52%, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng nhà ở có thể kể đến các yếu tố nhân khẩu học, các chính sách của Chính phủ về thị trường bất động sản,… Và để điều chỉnh các yếu tố này giúp thúc đẩy hoạt động xây dựng nhà ở phải tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Giá các loại xi măng trong 5 tháng đầu năm 2024

Tên loại xi măng

Giá/bao trước thuế

Giá/bao sau thuế

Hà tiên xây tô

85.000 VNĐ

93.500 VNĐ

Hà tiên đa dụng

95.000 VNĐ

104.500 VNĐ

Insee (sao mai)

98.000 VNĐ

107.800 VNĐ

Thăng long

80.000 VNĐ

88.000 VNĐ

Cẩm phả

82.000 VNĐ

90.200 VNĐ

Nghi sơn

81.000 VNĐ

89.100 VNĐ

Hoàng thạch

83.000 VNĐ

91.300 VNĐ

(Nguồn: SCG)

Tình hình gạch xây dựng phục hồi chậm trong năm 2024

Cũng như tình hình xi măng, tình hình gạch xây trong quý 2/2024 cũng dự kiến phục hồi chậm.

Bảng Giá các loại gạch xây dựng 5 tháng đầu năm 2024

Tên vật liệu Giá/viên
Gạch ống size 8x8x18 1.090 – 1.100 VNĐ
Gạch đinh size 4x8x18 1.090 – 1.100 VNĐ
Gạch Block size 100x190x390 5.500 – 6.000 VNĐ
Kích thước Block 190x190x390 11.500 – 12.000 VNĐ
Kích thước khối gạch 19x19x19 5.800 – 6.000 VNĐ
Gạch bê tông ép thủy lực size 4x8x18 1.300 – 1.500 VNĐ
Gạch bê tông ép thủy lực size 4x8x18 1.280 – 1.380 VNĐ

(Nguồn: SCG)

Cát xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm

Hiện nay cát xây dựng Việt Nam đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung. Chính vì vậy dẫn đến tình hình giá cát xây dựng trong quý 2/2024 có nhiều biến động mạnh.
Nhiều công trình đang có xu hướng chuyển sang các loại cát công nghiệp để khắc phục tình trạng khan hiếm cát xây dựng. Từ đó đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Ngành vật liệu xây dựng Việt Nam có triển vọng phát triển

Mặc dù tình hình vật liệu xây dựng Việt Nam đang phát triển ổn định và có kỳ vọng tăng trưởng. Tuy nhiên ngành vật liệu xây dựng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn đến từ thị trường.

Những khó khăn ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đang phải đối mặt

Tài chính của người mua còn hạn chế: Do kinh tế tăng trưởng chậm cùng với thị trường bất động sản có nhiều biến động khiến dẫn đến tâm lý e dè đầu tư vào xây dựng.

Biến động giá nguyên vật liệu xây dựng: Việc giá cả nguyên vật liệu xây dựng biến động khiến cho các doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn trong việc dự toán chi phí, định giá bán.

Bất cân xứng cung – cầu: Do nhu cầu thị trường giảm sút, nguồn cung vật liệu xây dựng trên thị trường đang dư thừa, dẫn đến tình trạng tồn kho cao, gây áp lực lên dòng vốn của doanh nghiệp.

Đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Những động lực thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng quý 2/2024 Việt Nam

Đầu tư công: Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về tài chính (trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất điều hành, điều kiện cho vay…). Bên cạnh đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển từ đó đưa thị trường vật liệu xây dựng phát triển theo.

Doanh nghiệp nỗ lực mở rộng thị trường nội địa, tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới: Nhiều doanh nghiệp hiện nay nỗ lực phát triển các dòng sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tiết kiệm chi phí thông qua đầu tư đổi mới công nghệ. Tăng cường khâu tiếp thị, linh hoạt mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới để tăng tiêu thụ sản phẩm.

Những tín hiệu tích cực về ổn định chính trị, môi trường đầu tư tốt, cũng như các cam kết của nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn FDI kỳ vọng sẽ tiếp tục được đổ về, tạo đà bứt phá cho thị trường vật liệu xây dựng nội địa.

Nguồn: https://viracresearch.com/nganh-vat-lieu-xay-dung-viet-nam-phat-trien-nua-cuoi-nam-2024/